Home

Monday 10 June 2024

Bánh ú tro : Đặc sản Tết Đoan ngọ ẩn chứa một câu chuyện đau thương

 Bánh ú tro là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ ở Trung Quốc. Ít ai biết rằng đằng sau chiếc bánh nhỏ bé là một truyền thuyết vô cùng đau thương.



Bánh ú tro là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ ở Trung Quốc. (Ảnh: Romix Image/ Shutterstock)

Tết Đoan ngọ, tiếng Trung là “Duān Wǔ Jié” (端午節), đang đến rất gần. Đây là dịp để người dân tổ chức lễ hội đua thuyền rồng và thưởng thức các món ăn ngon.

Món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp lễ này là bánh ú, hay zòngzi (粽子), gói trong lá tre.

Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện thú vị đằng sau những chiếc bánh nhỏ nhắn này chưa?

"Truyền thuyết Khuất Nguyên - Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (Hán Việt: 端午節 - Đoan Ngọ Tiết, 端陽節 - Đoan Dương Tiết) (ngày mùng 5 tháng 5 theo âm lịch) là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam và một số khu vực như Hồng Kông, Đài Loan, . Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều, và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc." (vivi st)

Truyền thuyết kể rằng khi nước Sở bị quân Tần chiếm giữ trong thời Chiến Quốc, nhà thơ nổi tiếng Khuất Nguyên đã ôm một tảng đá lớn rồi trầm mình xuống sông Miluo. Biết tin, người dân địa phương đã sử dụng những chiếc thuyền gỗ dài để tìm kiếm dọc bờ sông nhưng vẫn không thấy thi thể của ông đâu cả.

Để tưởng nhớ một trung thần, hằng năm cứ đến ngày này người dân Trung Quốc thường dùng ống tre đựng gạo, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài rồi ném bánh ra giữa sông để tế cúng Khuất Nguyên. Đây được xem là nguồn gốc của bánh ú tro sớm nhất ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, tại nhiều vùng ở Tô Châu và Gia Hưng, người dân đã ăn bánh ú tro để bày tỏ tiếc thương với tướng quốc nước Ngô Ngũ Tử Tư. Sau khi ông bị giết chết vào cuối thời Xuân Thu, thi thể của ông đã bị ném xuống dòng Tư Giang. Dân gian tương truyền, người dân nước Ngô đã ném bánh ú tro xuống sông để tránh tôm cá ăn tấn công thi thể Ngũ Tử Tư.

Ăn bánh ú tro trong Tết Đoan ngọ đã trở thành truyền thống đối với người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, mỗi vùng khác nhau trên đất nước lại có một phiên bản bánh ú tro của riêng riêng. Người dân ở miền nam Trung Quốc dùng thịt lợn ngâm nước tương hoặc bột đậu để làm nhân bánh. Còn người Bắc Kinh lại sử dụng táo tàu. Đôi khi họ cũng dùng thịt gà, trứng hoặc đậu đỏ làm nhân bánh. Bánh ú tro không nhân thường được ăn cùng mật ong hoặc đường.

Nếu bạn cũng muốn thử sức tự làm món ăn thú vị này thì dưới đây là công thức dành cho bạn.

1. Bánh ú tro

1.1. Thành phần

50 tờ lá tre hoặc lá sậy
1 kg gạo nếp
250 gram táo tàu

Người dân ở miền nam dùng thịt lợn ngâm nước tương hoặc bột đậu để làm nhân bánh ú tro. Còn người Bắc Kinh lại sử dụng táo tàu. (Ảnh: ViewStock/ Shutterstock)

1.2. Thực hiện

– Ngâm táo tàu và gạo qua đêm. Dùng bát/chậu to, đảm bảo nước phủ ngập nguyên liệu.

– Rửa sạch lá tre, đun sôi để khử trùng, sau đó để nguội và thấm khô. Sử dụng 4 hoặc 5 lá chồng lên nhau cho mỗi miếng bánh.

– Chia gạo và táo tàu thành 10 phần, mỗi phần này sẽ là một chiếc bánh ú tro. Khi nhồi nhân cần đảm bảo gạo phủ kín táo tàu nếu không táo sẽ bị mất vị ngọt khi nấu.

– Múc gạo đặt lên lá tre, đặt táo tàu lên trên, gói kín lại. Buộc bánh bằng dây lạt.

– Đặt các gói bánh vào nồi đã đổ sẵn nước. Đậy nắp đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 2 tiếng.

– Lấy bánh ra, để ráo nước, ăn khi vẫn còn nóng.

– Có thể bảo quản bánh trong tủ lạnh và dùng trong 3-4 ngày.


Bánh ú tro có thể bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong 3-4 ngày. (Ảnh: Romix Image/ Shutterstock)

2. Nấm nhồi Trung Quốc

Đây không phải là bánh ú tro nhưng bạn có thể làm nó một cách dễ dàng để bữa ăn ngày tết Đoan ngọ thêm phong phú.

2.1. Thành phần

15 cây nấm đông cô lớn, phơi khô, cắt bỏ cuống
150g thịt lợn, băm nhỏ
1/4 củ cải muối Trung Quốc, rửa sạch và cắt nhỏ
1 muỗng cà phê nước tương
1 muỗng canh dầu hào
2 muỗng cà phê dầu mè
6 củ mã thầy (đóng hộp), thái nhỏ
1/4 muỗng cà phê muối
1/4 muỗng cà phê đường trắng

2.2. Thực hiện

– Cắt bỏ phần thân nấm.

– Cho thịt lợn, củ cải, nước tương, mã thầy, muối và đường vào một cái bát to rồi trộn đều.

– Nhồi hỗn hợp trên vào trong mũ nấm. Sau khi làm xong thì cho nấm vào xửng để hấp, mặt nhồi thịt hướng lên trên. Đậy nắp, nấu trong khoảng nửa tiếng (hoặc cho đến khi chín thì thôi).

– Ăn khi còn nóng.

Chúc bạn và gia đình đón Tết Đoan ngọ an lành và hạnh phúc!

Theo theepochtimes

No comments:

Post a Comment